Hiển thị các bài đăng có nhãn server. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn server. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015

Tìm hiểu về công nghệ điện toán đám mây


Điện toán đám mây đã và đang làm thay đổi hiệu quả và năng suất lao động của các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức, tạo nên một mạng lưới thông tin khổng lồ cho phép chia sẻ và kế thừa. Trong tương lai điện toán đám mây sẽ làm thay đổi kiến trúc IT trong doanh nghiệp tổ chức, cho phép các doanh nghiệp tổ chức có thể tiếp cận với các hạ tầng và hệ thống hiện đại với chi phí hợp lý.



 Tìm hiểu về công nghệ điện toán đám mây

Như đã biết, điện toán đám mây đã và đang làm thay đổi hiệu quả và năng suất lao động của các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức, tạo nên một mạng lưới thông tin khổng lồ cho phép chia sẻ và kế thừa. Trong tương lai điện toán đám mây sẽ làm thay đổi kiến trúc IT trong doanh nghiệp tổ chức, cho phép các doanh nghiệp tổ chức có thể tiếp cận với các hạ tầng và hệ thống hiện đại với chi phí hợp lý.

Công nghệ điện toán đám mây là mô hình dịch vụ trong đó các tài nguyên như nền tảng công nghệ (Technology Platform), Cơ sở hạ tầng, phần cứng (Hardware), phần mềm (Software) được chuyển giao và sử dụng theo yêu cầu thông qua môi trường Internet. Thay vì mua tài nguyên thì khách hàng sẽ thuê và trả phí theo mức độ sử dụng của mình.

 Các lợi ích của điện toán đám mây đem lại:

- Tiết kiệm chi phí đầu tư
- Tiết kiệm chi phí vận hành: trả theo mức độ sử dụng , giảm chi phí hỗ trợ, bảo trì, nhân công IT
- Linh hoạt trong việc mở rộng phạm vi
- Update thông tin nhanh và hiệu quả
- Giảm mức độ phụ thuộc và đội ngũ IT
- Quy trình làm việc được chuẩn hóa và tự động hóa (automatic)
- Cập nhật với các nâng cấp mới nhất

 Khó khăn khi triển khai ứng dụng điện toán đám mây

Về thực trạng ứng dụng điện toán đám mây ở cấc tổ chức, doanh nghiệp Việt nam, có thể rút ra kết luận như sau: Hiện nay đã có 1 vài doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đưa điện toán đám mây vào ứng dụng và hiệu suất kinh doanh được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên số lượng là khá ít. Phần lớn chỉ vẫn dừng ở mức quan tâm và tìm hiểu.

Mua domain (tên miền) giá rẻ ở đâu ? Có nên mua domain giá rẻ làm website ?


Có nên mua domain giá rẻ ? Bản chất domain, tên miền giá rẻ như thế nào? Mua domain, tên miền giá rẻ ở đâu uy tín đảm bảo.

Hiện nay domain (tên miền) giá rẻ có dấu hiệu xuất hiện tràn lan trên thị trường với số lượng lớn, hầu hết đều là domain quốc tế (.com ; .net ; .info….). Với giá tên miền chỉ một vài dollar là đã có thể sở hữu ngay một domain quốc tế. Vậy thực chất các domain giá rẻ này ở đâu ra ? Nó có thực sự an toàn cho người dùng ko ?



Thực tế, các domain quốc tế giá rẻ này thông thường được các cá nhân mua bằng thẻ tín dụng "ăn trộm", lợi dụng hỗ hổng bảo mật thanh toán online của một vài nhà cung cấp domain nước ngoài để mua domain với chi phí gần như bằng 0. Sau đó bán lại cho những những người dùng ham giá rẻ tại Việt Nam. Khi nhà cung cấp domain phát hiện ra, lập tức domain sẽ bị thu hồi, rất khó để có thể lấy lại domain đó. Vì giao dịch mua bán domain giá rẻ này thường thì thông tin người mua không chính xác nên dù bạn có muốn thanh toán lại bằng tiền thật cũng không thể. Cách duy nhất để có thể lấy lại domain này đó là chờ cho nhà cung cấp đó hủy bỏ toàn bộ giao dịch và “giải phóng” domain đấy, trở về trạng trái chưa được ai đăng ký. Khi đó bạn có thể đăng ký domain đó lại từ đầu. Thời gian có thể từ 3 đến 6 tháng hoặc lâu hơn. Vì vậy việc sử dụng domain giá rẻ của những cá nhân rao bán trên mạng interetnet là hoàn toàn không nên. Hiện nay, để sở hữu một tên miền quốc tế hay quốc gia thì phí đăng ký tên miền thường không dưới 200.000 vnđ/năm, nếu phí đăng ký này rẻ hơn quá 20% bạn nên đề phòng với những giao dịch này.

Thay vì việc tìm kiếm những domain giá rẻ từ những cá nhân, đơn vị không chính thống, tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm bị mất domain đó. Bạn hãy tìm đến những nhà cung cấp uy tín của Việt Nam. Chênh lệch về giá không nhiều nhưng bạn có thể hoàn toàn tin tưởng về chất lượng cũng như độ đảm bảo cho domain của bạn.


NGUYÊN TẮC ĐĂNG KÝ TÊN MIỀN

· Tên miền không được được vượt quá 63 kí tự, bao gồm cả phần đuôi .com, .net, .org...

· Tên miền chỉ bao gồm các ký tự trong bảng chữ cái (a-z), các số (0-9) và dấu trừ (-)

· Các khoảng trắng và các ký tự đặc biệt trong tên miền khác đều không hợp lệ

· Không thể bắt đầu bằng hoặc kết thúc tên miền bằng dấu trừ (-)

· Tên miền càng ngắn càng tốt, dễ nhớ, không gây nhầm lẫn, khó viết sai

· Tên miền phải liên quan đến tên chủ thẻ hoặc lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp

· Tên miền phải xây dựng dựa trên khách hàng mục tiêu

· Chủ động nộp phí duy trì trước khi tên miền hết hạn sử dụng, tự chịu trách nhiệm khi tên miền bị mất do hết hạn sử dụng mà không đóng phí

Hosting Cloud là gì ? Hosting Cloud hoạt động như thế nào ?


Hosting Cloud là một thuật ngữ mới. Hosting Cloud được hoạt động trên nền công nghệ điện toán đám mây (Cloud computing) cùng với hệ thống lưu trữ SAN

Hosting Cloud là một thuật ngữ mới trong vài năm trở lại đây. Vậy chính xác Hosting Cloud là gì và Hosting Cloud hoạt động như thế nào ?



Thực chất Hosting Cloud hoạt động tương tự các loại web hosting hiện nay, Hosting Cloud cũng sử dụng các controlpanel như DirectAdmin hay cPanel. Có 1 điểm khác biệt duy nhất đó là là nó chạy trên các máy chủ Cloud (Cloud Server) nên được gọi là Hosting Cloud.
Hosting Cloud được hoạt động trên nền công nghệ điện toán đám mây (Cloud computing), sử dụng nền tảng máy chủ tốt nhất của các hãng máy chủ lớn trên thế giới như: Dell, IBM,Supermicro, Cisco… cùng với hệ thống lưu trữ SAN, hoạt động trên nền hệ điều hành CloudLinux và hơn hết nó sử dụng công nghệ cân bằng tải (load balancing) giữa các máy chủ với nhau tạo ra tốc độ truy xuất nhanh hơn nhiều so với các loại web hosting thông thường, an toàn, bảo mật dữ liệu cao cũng như giảm tối đa khả năng downtime cho website.

Hosting Cloud hoạt động dựa trên công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay cho phép không giới hạn số lượng máy chủ sử dụng cho một website hoặc một hệ thống các website. Hosting Cloud có lợi thế đáng kể so với các giải pháp lưu trữ truyền thống hiện nay như việc sử dụng tài nguyên và bảo mật của một website lưu trữ trên đám mây luôn được đảm bảo trên nhiều máy chủ thay vì chỉ một như trước đây. Công nghệ điện toán đám mây cũng giúp loại bỏ bất kỳ giới hạn vật lý nào cho sự phát triển và làm cho giải pháp lưu trữ dữ liệu trở nên cực kỳ linh hoạt. Mức độ ổn định của hệ thống Hosting Cloud lên tới 300%
Nhờ những ưu điểm vượt trội của Hosting Cloud hơn hẳn so với các web hosting truyền thống, Hosting Cloud chắc chắn sẽ mang lại cho khách hàng sự yên tâm khi sửa dụng, giúp nâng cao tối đa hiệu quả công việc và kết quả kinh doanh.

Hosting chất lượng cao – Lựa chọn hosting chất lượng cao tại Việt Nam


Nhu cầu hosting chất lượng cao phát triển khi tình trạng hosting bị hack, DDoS tăng cao. Tiêu chí hosting chất lượng cao và Nhà cung cấp hosting chất lượng cao?

Hosting  (web hosting) là nơi không gian trên máy chủ (server) có cài dịch vụ Internet như ftp,www, đây là nơi chứa nội dung trang web hay dữ liệu website của bạn. Bạn buộc phải thuê Web Hosting khi tạo dựng một website để chứa nội dung trang web, dịch vụ mail, ftp, vì những máy chủ (server) cũng là những máy tính luôn có một địa chỉ mạng cố định được kết nối vào Internet (hay còn gọi là địa chỉ IP).



Hosting chất lượng cao cần có các tiêu chí:

Máy chủ (server) của nhà cung cấp dịch vụ web hosting chất lượng cao phải có cấu hình máy chủ lớn để đảm bảo xử lý thông suốt các truy vấn, phục vụ cho số lượng lớn người dùng truy cập cùng một lúc. Đường truyền kết nối intertnet tốc độ cao để đảm bảo không xảy ra tình trang nghẽn mạch dữ liệu.

Máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ web hosting chất lượng cao phải có đội quản trị hệ thống chăm sóc, cập nhật liên tục 24/7, xử lý nhanh chóng các sự cố phát sinh, bảo dưỡng, bảo trì hệ thống thường xuyên nhằm tránh rất nhiều các rủi ro về mặt kỹ thuật cũng như vấn đề bảo mật, chống hacker.

Bandwidth (băng thông) đủ lớn, tránh tính trạng hết băng thông, tràn băng thông để phục vụ các hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin của người dung trên WebsiteHosting chất lượng cao cần hỗ trợ truy xuất máy chủ bằng giao thức FTP để cập nhật thông tin tốt nhất.

Việc hỗ trợ các ngôn ngữ lập trình cũng như các cơ sở dữ liệu để thực thi các phần mềm trên Internet hoặc các công cụ viết sẵn cũng là một yếu tố quan trọng của một hosting chất lượng cao

Hỗ trợ đầy đủ các dịch vụ E-mail như: E-mail Forwarding, DNS, POP3 E-mail,...

Có giao diện quản lý Web Hosting, các tài khoản FTP, Email,... để dễ dàng quản lý website
Không bị chèn các banner, pop-up quảng cáo của nhà cung cấp.

Khả năng bảo mật là một yếu tố cực kỳ quan trọng của một hosting chất lượng cao. Việc dung các hosting (share host) thì thực tế phải chấp nhận một điều là chỉ cần một website trên cùng một máy chủ (server) bị tấn công DDoS hoặc ) chứa mã độc hay thì website của bạn cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.

Chất lượng hỗ trợ khách hàng là một yếu tố tố cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng giúp khách hàng quyết định có nên sử dụng nhà cung cấp đó hay không. Các nhà cung cấp dịch vụ có đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật thiếu chuyên nghiệp thì sẽ gây ấn tượng và nhận thức rất xấu của khách hàng về nhà cung cấp. Nếu bạn đã dùng qua các hosting chất lượng cao, bạn sẽ thấy một điểm chung là các nhà cung cấp đều quan tâm và đầu tư có một đội ngũ hỗ trợ  chăm sóc khách hàng rất chuyên nghiệp, từ bộ phận kinh doanh cho đến kỹ thuật đều làm việc rất nhanh gọn, chuyên nghiệp, thái độ lịchs sự và quan trọng nhất của việc chăm sóc khách hàng là luôn tôn trọng khách hàng.

Mua - Thuê hosting ở đâu ? Chọn lựa địa chỉ thuê hosting uy tín


Hosting  (web hosting) là nơi không gian trên máy chủ (server) có cài dịch vụ Internet như ftp,www, đây là nơi chứa nội dung trang web hay dữ liệu website của bạn. Vậy nên mua hosting ở đâu ? Địa chỉ uy tín thuê hosting ở đâu ? Có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ website hosting tại Việt Nam, việc lựa chọn được một nhà cung cấp dịch vụ cung cấp web hosting phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp là một công việc tưởng như đơn giản mà lại không đơn giản. Dưới dây là những điểm khách hàng nên lưu ý mỗi khi lựa chọn hosting cho mình:




1. Tìm hiểu các loại hosting hiện có mặt trên thị trường hiện nay, phân biệt sự khác nhau giữa các dịch vụ hosting.

2. Nhà cung cấp dịch vụ web hositng có “sở hữu” địa chỉ IP “đen” bị vào blacklist của các máy tìm kiếm?

3. Hạ tầng cơ sở của nhà cung cấp dịch vụ có đủ quy mô và tính ổn định, bảo mật thông tin cũng như phòng chống, khắc phục các sự cố tấn công, hack webstie

4. Nhà cung cấp dịch vụ có đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên điều hành, thường trực 24/7 hệ thống hay không ? Có kinh nghiệm trong việc xử lý sự cố không ?

5. Tính linh hoạt của hosting: web hosting có trợ tất cả các các ngôn ngữ lập trình cũng như các cơ sở dữ liệu để thực thi các phần mềm trên Internet hoặc các công cụ viết sẵn.

6. Nhà cung cấp dịch vụ  có trung tâm dữ liệu riêng không ?

7.  Chất lượng hỗ trợ khách hàng: Các nhà cung cấp dịch vụ có đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật thiếu chuyên nghiệp thì sẽ gây ấn tượng và nhận thức rất xấu của khách hàng về nhà cung cấp.  Đội ngũ hỗ trợ  chăm sóc khách hàng cần chuyên nghiệp, từ bộ phận kinh doanh cho đến kỹ thuật đều phải làm việc rất nhanh gọn, chuyên nghiệp, thái độ lịch sự và quan trọng nhất của việc chăm sóc khách hàng là luôn tôn trọng khách hàng, khách hàng là thượng đế

Phân loại theo DNS server


- Primary server: Xác thực thông tin chính thức cho các domain mà nó được phép quản lý
Thông tin về tên m

Primary server nên đặt gầniền do nó được phân cấp quản lý thì được lưu trữ tại đây và sau đó có thể được chuyển sang cho các secondary server

Các tên miền do primary server quản lý thì được tạo và sửa đổi tai primary server và được cập nhật đến các secondary server với các client để có thể phục vụ truy vấn tên miền một cách dễ dàng và nhanh hơn.




-  Secondary server: DNS được khuyến nghị nên sử dụng ít nhất là hai DNS server để lưu cho mỗi một zone. Primary DNS server quản lý các zone và secondary server sử dụng để lưu trữ dự phòng cho primary server. Secondary DNS server được khuyến nghị dùng nhưng không nhất thiết phải có. Secondary server được phép quản lý domain như : dữ liệu về tên miền (domain) ,nhưng secondary server không tạo ra các bản ghi về tên miền (domain) mà nó lấy về từ primary server thông qua quá trình Replication.

Khi lượng truy vấn zone tăng cao tại primary server thì nó sẽ chuyển bớt tải sang cho secondary server .Hoặc khi primary server gặp sự cố không hoạt động được thì secondary server sẽ hoạt động thay thế cho đến khi primary server hoạt động trở lại.

Secondary server nên được đặt ở gần với primary server và client để có thể phục vụ cho việc truy vấn tên miền dễ dàng hơn. Nhưng không nên cài đặt secondary server trên cùng một mạng con (subnet) hoặc cùng một kết nối với primary server. Để khi primary server có kết nối bị hỏng thì cũng không có ảnh hưởng đến secondary server.

Primary server thường xuyên thay đổi hoặc thêm vào các zone mới. Nên DNS server sử dụng cơ chế cho phép secondary lấy thông tin từ primary server và lưu trữ nó. Có hai giải pháp lấy thông tin về các zone mới là lấy toàn bộ (full) hoặc chỉ lấy phần thay đổi (incremental)

- Caching-only server: Tất cả các DNS server đều có khả năng lưu trữ dữ liệu trên bộ nhớ cache của máy để trả lời truy vấn một cách nhanh chóng. Nhưng hệ thống DNS còn có một loại Caching-only server.Loại này chỉ sử dụng cho việc truy vấn, lưu giữ câu trả lời dựa trên thông tin có trên cache của máy và cho kết quả truy vấn. Chúng không hề quản lý một domain nào và thông tin được giới hạn bởi những gì được lưu trên cache của server.
Lúc ban đầu khi server bắt đầu chạy thì nó sẽ không lưu thông tin nào trong cache. Thông tin sẽ được cập nhật theo thời gian khi các client server truy vấn dịch vụ DNS. Nếu bạn sử dụng kết nối mạng WAN tốc độ thấp thì việc sử dụng caching-only DNS server là giải pháp hữu hiệu cho phép giảm lưu lượng thông tin truy vấn trên đường truyền.
Caching-only có khả năng trả lời các câu truy vấn đến client. Nhưng không chứa zone nào và cũng không có quyền quản lý bất kì domain nào. Nó sử dụng bộ cache của mình để lưu các truy vấn của DNS của client. Thông tin sẽ được lưu trong cache để trả lời các truy vấn đến client.

Phân loại Server riêng, server giá rẻ (máy chủ)


Phân loại server riêng, server giá rẻ. Viettel IDC cung cấp dịch vụ cần thuê server riêng, Bảng báo giá thuê server chất lượng cao

1. Khái niệm về server (máy chủ):

Máy chủ (server): Một máy tính hay một thiết bị trên mạng, nó quản lý tài nguyên của mạng. Ví dụ như, một máy dịch vụ tập tin là một máy tính hoặc là một thiết bị chuyên dụng để lưu trữ các tập tin. Bất kỳ người sử dụng nào trên mạng cũng có thể lưu trữ các tập tin trên máy chủ.



2. Phân loại server (máy chủ) hiện nay.

Nếu căn cứ theo phương pháp tạo ra máy chủ người ta phân thành ba loại:

- Máy chủ riêng (Dedicated Server): là máy chủ chạy trên phần cứng và các thiết bị hỗ trợ riêng biệt gồm: HDD, CPU, RAM, Card mạng, . Việc nâp cấp hoặc thay đổi cấu hinh của máy chủ riêng đòi hỏi phải thay đổi phần cứng của máy chủ

- Máy chủ ảo (Virtual Private Server - VPS): là dạng máy chủ được tạo thành bằng phương pháp sử dụng công nghệ ảo hóa để chia tách từ một máy chủ riêng thành nhiều máy chủ ảo khác nhau. Các máy chủ ảo có tính năng tương tự như một máy chủ riêng, nhưng chạy chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý gốc. Việc nâng cấp hoặc thay đổi cấu hình của máy chủ ảo rất đơn giản, có thể thay đổi trực tiếp trên phần mềm quản lý hệ thống. Tuy nhiên việc thay đổi tài nguyên của máy chủ ảo phụ thuộc và bị giới hạn bởi tài nguyên của máy chủ vật lý.

- Máy chủ đám mây (Cloud Server): là máy chủ được kết hợp nhiều từ máy chủ vật lý khác nhau cùng với hệ thống lưu trữ SAN với tốc độ truy xuất vượt trội giúp máy chủ hoạt động nhanh, ổn định, hạn chế mức thấp tình trạng downtime. Máy chủ Cloud được xây dựng trên nền công nghệ điện toán đám mây nên dễ dàng nâng cấp từng phần thiết bị trong quá trình sử dụng mà không làm gián đoạn quá trình sử dụng máy chủ.



Nếu căn cứ theo công dụng, chức năng của máy chủ người ta phân ra các loại máy chủ: Web server, Database server, FTP server, SMTP server (email sever), DNS sever, DHCP server.
- Máy chủ web (Web Server) là máy chủ mà trên đó cài đặt phần mềm phục vụ web, đôi khi người ta cũng gọi chính phần mềm đó là web server. Tất cả các web server đều hiểu và chạy được các file *.htm và *.html. Tuy nhiên mỗi web server lại phục vụ một số kiểu file chuyên biệt chẳng hạn như llS của Microsoft dành cho *.asp, *.aspx…; Apache dành cho *.php…; Sun Java system web server của SUN dành cho *.jsp…

- Máy chủ Database (Database Server): máy chủ mà trên đó có cài đặt phần mềm Hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Chúng ta có hệ quản trị CSDL chẳng hạn như: SQL server, MySQL, Oracle…

-  Máy chủ FTP (FTP server): FTP (viết tắt của File Transfer Protocol dịch ra là "Giao thức truyền tập tin") thường được dùng để trao đổi tập tin qua mạng lưới truyền thông dùng giao thức TCP/IP (chẳng hạn như Internet - mạng ngoại bộ - hoặc intranet - mạng nội bộ). Hoạt động của FTP cần có hai máy tính, một máy chủ và một máy khách). Máy chủ FTP dùng chạy phần mềm cung cấp dịch vụ FTP, gọi là trình chủ, lắng nghe yêu cầu về dịch vụ của các máy tính khác trên mạng lưới. Máy khách chạy phần mềm FTP dành cho người sử dụng dịch vụ, gọi là trình khách, thì khởi đầu một liên kết với máy chủ.

- Máy chủ SMTP (SMTP server): SMTP (Simple Mail Transfer Protocol - giao thức truyền tải thư tín đơn giản) là một chuẩn truyền tải thư điện tử qua mạng Internet. SMTP server là máy chủ giúp bạn gửi mail đến các địa chỉ email khác trên internet.

- Máy chủ DNS (DNS Server) là máy chủ phân giải tên miền. Mỗi máy tính, thiết bị mạng tham gia vào mạng Internet đều kết nối với nhau bằng địa chỉ IP (Internet Protocol). Để thuận tiện cho việc sử dụng và dễ nhớ ta dùng tên (domain name) để xác định thiết bị đó. Hệ thống tên miền DNS (Domain Name System) được sử dụng để ánh xạ tên miền thành địa chỉ IP.

- Máy chủ DHCP (DHCP server): DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol - giao thức cấu hình động máy chủ) là một giao thức cấu hình tự động địa chỉ IP. Máy tính được cấu hình một cách tự động vì thế sẽ giảm việc can thiệp vào hệ thống mạng. DHCP server là máy chủ có cài đặt dịch vụ DHCP, nó có chức năng quản lý sự cấp phát địa chỉ IP động và các dữ liệu cấu hình TCP/IP. Ngoài ra còn có nhiệm vụ trả lời khi DHCP Client có yêu cầu về hợp đồng thuê bao.


Để an toàn khi lưu trữ đám mây


Bên cạnh những lợi tính năng ưu việt và lợi ích to lớn, còn có những nhược điểm của các hình thức lưu trữ đám mây mà người dùng cần lưu tâm để đảm bảo sự an toàn và bảo mật dữ liệu trên Internet.
Công nghệ điện toán đám mây nói chung hay lưu trữ đám mây nói riêng là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Hiện nay người dùng đã quá quen thuộc với các dịch vụ lưu trữ đám mây nổi tiếng như Dropbox, Google Drive, SkyDrive, Box...Bên cạnh những lợi tính năng ưu việt và lợi ích to lớn, còn có những nhược điểm của các hình thức lưu trữ đám mây mà người dùng cần lưu tâm để đảm bảo sự an toàn và bảo mật dữ liệu trên Internet.




Hiểu rõ nhu cầu

Các dịch vụ lưu trữ đám mây đều có 1 vấn đề chung giống các xu hướng mới khác đó là 1 bộ phận không nhỏ người đùng đều chạy theo xu hướng, phong trào trong khi chưa hiểu biết đầy đủ về những gì đang sử dụng, tham gia.

Hãy tìm hiểu kỹ càng các tính năng và những gì điện toán đám mây có thể đem lại cho bạn trước khi bắt đầu sử dụng đến điện toán đám mây. Đơn thuần điện toán đám mây chỉ là 1 công cụ đáp ứng những nhu cầu nhất định. Đừng sử dụng nó chỉ để chứng tỏ mình bắt kịp công nghệ, bạn sẽ làm lãng phí nó.

Lựa chọn đúng dịch vụ đám mây

Hiện nay có rất nhiều dịch vụ đám mây nổi tiếng rất phổ biến và đều hỗ trợ người dùng tương đối tốt như Dropbox, Skydrive, Box, Google Drive, Amazon Cloud Drive....Trước khi quyết định sử dụng dịch vụ nào, hãy xem xét và tìm hiểu tất cả các lựa chọn.

Bạn có thể so sánh các dịch vụ thông qua sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian, công sức của bạn. Vì điện toán đám mây về bản chất là dữ liệu di chuyển giữa các đám mây nên có thể tiêu tốn khá nhiều thời gian. Nếu dịch vụ nào cung cấp các tính năng tạo ổ đĩa , thư mục trên máy tính, ứng dụng desktop thì sẽ tiện lợi hơn rất nhiều so với việc tải và download dữ liệu từ web. Ngoài ra vấn đề đồng bộ dữ liệu cũng là vấn đề đáng lưu tâm. Hãy chắc chắn rằng bạn có thể truy cập và sử dụng dữ liệu đám mây của bạn ở bất cứ nơi đâu, với bất kỳ thiết bị nào có kết nối Internet.

Tạo nhiều bản sao của dữ liệu

Một lời khuyên là đừng bao giờ sử dụng lưu trữ đám mây như 1 kho lưu trữ dữ liệu duy nhất. Bởi một trong những rủi ro lứn của các dịch vụ điện toán đám mây là tuổi thọ của chúng nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Nó có thể biến mất ngay ngày mai mà không báo trước, kèm theo đó là sự mất mát về dữ liệu của bạn. Vì vậy hãy coi dữ liệu trên đám mây chỉ là một bản sao lưu. Do vậy sử dụng các phương thức sao lưu song song với việc lưu trữ đám mây là sự lựa chọn cần thiết dành cho bạn.
Bảo vệ dữ liệu
Như phần trên đã đề cập đến vấn đề an toàn dữ liệu và đề phòng bảo vệ, sao lưu dữ liệu khi nhà cung cấp bị sập. Tuy nhiên ngoài vấn đề đó, vấn đề về bảo mật dữ liệu cũng thật sự cần được lưu tâm. Nếu nhà cung cấp dịch vụ bị hack, dữ liệu của bạn thật sự sẽ bị lâm nguy bởi hacker sẽ nắm toàn quyền truy cập vào dữ liệu của bạn. Hãy sử dụng các ứng dụng mã hóa để bảo mật cho đám mây của bạn. Một số lựa chọn tốt đó là các ứng dụng TrueCrypt, BoxCryptor,TeamDrive, SpiderOak...hoặc dùng mã nguồn mở EncFS nếu máy tính của bạn đang chạy hệ điều hành Linux.

HP công bố giải pháp công nghệ mới dựa trên nền điện toán đám mây


Hãng máy tính HP vừa công bố 1 loạt giải pháp công nghệ mới dựa trên nền điện toán đám mây với nhiều tính năng ưu việt và hiệu quả cho doanh nghiệp.

Hãng máy tính nổi tiếng thế giới HP vừa công bố một loạt giải pháp công nghệ mới dựa trên nền điện toán đám mây (Cloud Computing). Theo đó công nghệ mới này có thể cho phép các doanh nghiệp, tổ chức đi theo mô hình cung cấp các loại hình dịch vụ trên nền công nghệ điện toán đám mây với nhiều ưu điểm như linh hoạt, tiết kiệm chi phí và nhiều các tính năng ưu việt khác.



Theo người đại diện của hãng máy tính HP, các tổ chức của hãng này đang triển khai và áp dụng danh mục điện toán đám mây hội tụ bao gồm Hệ thống vận hành đám mây của HP (HP Cloud Operating System), máy chủ Moonshot, công nghệ HP cloud System, nền tảng điện toán đám mây mở dựa trên công nghệ OpenStack. Ưu điểm của các hệ thống này là nó có thể giúp đơn giản hóa các công việc cung cấp tài nguyên và quản lý khối lượng công việc lớn, xây dựng và quản lý tốt dịch vụ trên các môi trường điện toán đám mây công cộng, giúp tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa tối đa lợi nhuận .

Các dịch vụ như Dịch vụ đám mây của HP dành cho các ứng dụng doanh nghiệp, tổ chức (HP Enterprise Cloud Service for Enterprise Applications) mang đến cho khách hàng sử dụng dịch vụ sự linh hoạt khi tiến hành triển khai và tích hợp ứng dụng trong môi trường điện toán đám mây, giúp bảo mật dữ liệu tốt, duy trì kinh doanh doanh liên tục và ổn định; Giải pháp đám mây cho doanh nghiệp di động của HP (HP Mobile Enterprise Cloud Solution) còn cung cấp 1 bộ các dịch vụ quản lý và tư vấn di động được quản lý và tích hợp đầy đủ cho phép người dùng có thể chia sẻ, sử dụng các ứng dụng và dữ liệu từ các loại thiết bị khác nhau có kết nối internet.

Cũng theo HP, nhờ các công nghệ tiên tiến của hãng mà HP có thể áp dụng một cách nhanh chóng các dịch vụ điện toán bằng cách xây dựng, quản lý và thiết kế cơ sở hạ tầng theo hình thức dịch vụ một cách hoàn chỉnh, giúp tạo nền tảng cho mô hình chia sẻ dịch vụ và tài nguyên công nghệ thông tin trong toàn doanh nghiệp, tổ chức; Công nghệ bảo mật đám mây của HP (HP Cloud Secure Technology) giúp doanh nghiệp, tổ chức có thể bảo mật an toàn dữ liệu, thông tin, quản lý việc vi phạm dữ liệu có thể xảy ra.

Đăng ký tên miền miễn phí


Khi bạn tìm kiếm cụm từ khóa đăng ký tên miền miễn phí trên mạng thông qua các công cụ tìm kiếm như google, yahoo, bing.... Bạn sẽ bắt gặp rất nhiều trang cung cấp dịch vụ này. Sau đây là những dịch vụ cung cấp tên miền miễn phí tốt mà chúng tôi tổng hợp lại.




Đăng ký tên miền miễn phí CO.CC - Free Domain name registration + Free DNS service. Tên miền miễn phí có DNS tốt nhất hiện nay (hoạt động giống tên miền .com nhưng free)

Dot .TK - Free Domain name registration -  Tên miền miễn phí đẹp nhất , ngắn gọn nhất, hot nhất hiện nay nhanh tay đăng ký để được tên miền đẹp ưng ý.

UNONIC.com - Tên miiễn miễn phí .tf , Available Domains - .net.tf, .eu.tf, .us.tf, .int.tf, .ca.tf, .de.tf, .at.tf, .ch.tf, .edu.tf, .ru.tf, .pl.tf, .cz.tf, .bg.tf, .sg.tf

freedomain.co.nr - Tên miền miễn phí .co.nr

cydots.com - Tên miền miễn phí net.ms .us.ms .info.ms au.ma shop.ms com.au.ms de.ms fr.ms cn.ms hk.ms br.m

TiPDOTS.COM - Tên miền miễn phí us.tp, uk.tp, co.uk.tp, ca.tp, au.tp, com.au.tp, fr.tp, cn.tp, jp.tp, kr.tp, ru.tp, pl.tp, eu.tp, it.tp, nl.tp, dk.tp, no.tp, se.tp, es.tp, pt.tp, mx.tp, ar.tp, br.tp, de.tp, at.tp, co.at.tp, ch.tp

Active.ws - Đăng ký ten miền miễn phí .active.ws .here.ws .ouch.ws .true.ws  .visit.ws .better.ws .premium.ws  .official.ws .321.cn .4x2.net  .such.info .neat.name .mypiece.com

Ch.nic.vu - Đăng ký ten miền miễn phí .ch.vu

EuropNIC.com - Đăng ký ten miền miễn phí de.gg, at.gg, ch.gg, fr.gg

JOYNIC - Tên miền miễn phí us.tt, uk.tt, ca.tt, eu.tt, es.tt, fr.tt, it.tt, se.tt, dk.tt, be.tt, de.tt, at.tt, au.tt, co.uk.tt, com.au.tt, nl.tt, co.at.tt, ch.tt

Nic.Biz.ly   - Tên miền miễn phí nic.biz.ly

EU.org - Tên miền miễn phí asso.eu.org, edu.eu.org, int.eu.org, net.eu.org, eu.org, at.eu.org, be.eu.org, dk.eu.org, es.eu.org, fi.eu.org, fr.eu.org, gr.eu.org, hu.eu.org, ie.eu.org, in.eu.org, it.eu.org, lu.eu.org, nl.eu.org, pt.eu.org, se.eu.org, uk.eu.org, al.eu.org, bg.eu.org, ch.eu.org, cy.eu.org, lt.eu.org, lv.eu.org, mt.eu.org, no.eu.org, pl.eu.org, ro.eu.org, ru.eu.org, si.eu.org, sk.eu.org, au.eu.org, ca.eu.org, cd.eu.org, cn.eu.org, il.eu.org, jp.eu.org, kr.eu.org, my.eu.org, ng.eu.org, nz.eu.org, us.eu.or
shortURL.com  - Tên miền miễn phí  .2ya.com .vze.com .mirrorz.com .filetap.com .alturl.com .funurl.com .dealtap.com .bigbig.com .ebored.com .hereweb.com .hitart.com .1sta.com .24ex.com .echoz.com .2truth.com .2fortune.com .2hell.com .2tunes.com .2savvy.com .2fear.com .2freedom.com .antiblog.com

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

NHỮNG GIAO THỨC SỬ DỤNG TRONG HỆ THỐNG MAIL


 Kiến trúc và hoạt động của hệ thống thư điện tử

1 Đường đi của thư

Mỗi một bức thư truyền thống phải đi tới các bưu cục khác nhau trên đường đến với người dùng. Tương tự thư điện tử cũng chuyển từ máy chủ thư điện tử này (mail server) tới máy chủ thư điện tử khác trên internet. Khi thư được chuyển đến đích thì nó được chứa tại hộp thư điện tử tại máy chủ thư điện tử cho đến khi nó được nhận bởi người nhận. Toàn bộ quá trình xử lý chỉ xảy ra trong vài phút, do đó nó cho phép nhanh chóng liên lạc với mọi người trên toàn thế giới một cách nhanh chóng tại bất cứ thời điểm nào dù ngày hay đêm.



2 Gởi, nhận và chuyển thư

Để nhận được thư điện tử bạn cần phải có một tài khoản thư điện tử. Nghĩa là bạn phải có một địa chỉ để nhận thư. Một trong những thuận lợi hơn với thư thông thương là bạn có thể nhận thư điện tử từ bất cứ đâu. Bạn chỉ cần kết nối vào Server thư điện tử để lấy thư về máy tính của mình.

Để gởi được thư bạn cần phải có một kết nối vào internet và truy cập vào máy chủ thư điện tử để chuyển thư đi. Thủ tục tiêu chuẩn được sử dụng để gởi thư là SMTP. Nó được kêt hợp với thủ tục POP và IMAP để lấy thư.

Back up dữ liệu là gì? Local back-up và online back up


Dữ liệu là tài sản quý giá đối với mỗi cá nhân và mỗi doanh nghiệp. Nếu bạn không muốn một hôm đẹp trời nào đó toàn bộ dữ liệu của mình lưu trên máy tính cá nhân, máy tính bảng hay thậm chí điện thoại di động bốc hơi mất vì máy bị hỏng hay mất trộm thì bạn cần phải back-up dữ liệu.



Vậy Back-up dữ liệu là gì?

Back-up dữ liệu có nghĩa là bạn sao chép các dữ liệu trong máy tính (hoặc tablet, smartphone...) của bạn và lưu trữ nó ở một nơi khác, phòng khi máy tính của bạn gặp vấn đề như hỏng ổ cứng, bị nhiễm virus nặng, bị mất máy... Bạn sẽ không lo bị mất dữ liệu trên máy nữa vì bạn có thể backup dữ liệu của mình về từ nơi lưu trữ dự bị.

 Lưu trữ Ceph là gì?

Ceph là giải pháp mã nguồn mở để xây dựng hạ tầng lưu trữ phân tán, ổn định, độ tin cậy và hiệu năng cao, dễ dàng mở rộng. Với hệ thống lưu trữ được điều khiển bằng phần mềm, Ceph cung cấp giải pháp lưu trữ theo đối tượng (Object), khối (Block) và tệp dữ liệu (File) trong một nền tảng đơn nhất. Ceph chạy trên nền tảng điện toán đám mây với các thiết bị phần cứng ổn định và tiên tiến nhất, giúp tiết kiệm chi phí và sử dụng dễ dàng với Linux Kernel.

CÁCH TRUY CẬP MÁY TÍNH ẢO


Cloud Desktop (hay còn gọi là Remote Desktop) của Long Vân sẽ cung cấp cho khách hàng một máy tính cá nhân hoàn chỉnh, kết nối internet tốc độ cao 24/24, có thể truy cập mọi lúc mọi nơi. Dữ liệu khách hàng được bảo mật và back-up hàng ngày.




1. Truy cập vào Remote Desktop đối với Windows 8

Trên thanh taskbar, chọn biểu tượng Start. Tại màn hình tiếp theo, chọn biểu tượng "tìm kiếm" và gõ "remote" và chọn Remote Desktop Connection.


2. Truy cập vào Remote Desktop đối với Windows 7

Chọn biểu tượng Start ở thanh taskbar và gõ "Remote Desktop".

3. Truy cập vào Remote Desktop đối với Windows XP

Chọn biểu tượng Start > All Programs > Accessories > Communication > Remote desktop Connection.


Cung cấp thông tin server để kết nối.

Lưu ý:
Thông tin server bạn có thể cung cấp ở dạng IP: Port (103.27.236.46:2500) hoặc ở dạng tên server: port (clouddesktop01.longvan.net:2500). Port mặc định để kết nối Remote Desktop connection là 3389, để bảo mật hơn thì port này có thể bị đổi thành port khác.

Cung cấp thông tin để đăng nhập vào server, thông tin đăng nhập được cung cấp cho khách hàng sau khi khách hàng đăng ký dịch vụ tại: (Máy chủ ảo - http://longvan.net/)

Bạn cũng có thể chọn cách khác là truy cập vào cloud desktop thông qua trang support.longvan.net
Dịch vụ: Cho thuê máy chủ
Chúc các bạn thành công!

Cloud Desktop?

CLOUD DESKTOP LÀ GÌ?

    Cloud Desktop là một dịch vụ Cloud của Long Vân dành cho các khách hàng doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu máy tính Window chạy trên môi trường điện toán đám mây.

    Nói một cách đơn giản hóa, Cloud Desktop là một chiếc máy tính cá nhân hoàn chỉnh chạy trên nền tảng điện toán đám mây, được trang bị đầy đủ các tính năng lưu trữ, vận hàng của hệ điều hành Windows. Cloud Desktop hoạt động 24/7, luôn luôn kết nối internet tốc độ cao với độ an toàn, bảo mật riêng tư và khả năng tùy biến cấu hình vượt trội, không giới hạn tài nguyên.



Cloud Desktop (hay còn gọi là Remote Desktop) của Long Vân sẽ cung cấp cho khách hàng một máy tính cá nhân hoàn chỉnh, kết nối internet tốc độ cao 24/24, có thể truy cập mọi lúc mọi nơi. Dữ liệu khách hàng được bảo mật và back-up hàng ngày.

Hướng dẫn cách truy cập Máy tính ảo (Cloud Desktop)

Sau khi được Long Vân cung cấp dịch vụ, khách hàng thực hiện việc truy cập vào máy tính ảo của mình theo hướng dẫn sau:

1. Truy cập vào Remote Desktop đối với Windows 8

Trên thanh taskbar, chọn biểu tượng Start. Tại màn hình tiếp theo, chọn biểu tượng "tìm kiếm" và gõ "remote" và chọn Remote Desktop Connection

Cloud Server là sản phẩm thay thế hoàn hảo cho VPS


Cloud Server đem lại nhiều lợi ích hơn Cloud VPS nhờ vào số lượng server sử dụng trong một cụm. Nếu như việc kinh doanh của bạn phụ thuộc nhiều vào nguồn dữ liệu của mình, Cloud Server là giải pháp phù hợp nhất dành cho bạn.




- VPS được khởi tạo và chạy trên một Server vật lý, vì thế khi Server vật lý bị lỗi hoặc vào những giờ cao điểm Server vật lý thường bị treo dẫn đến VPS sẽ tạm ngưng hoạt động. Ở Cloud Server tất cả các thành phần đều được thiết lập dự phòng, và tự động thay thế khi bị hư hỏng đảm bảo hoạt động bình thường nên hệ thống thông tin của bạn luôn an toàn và sẵn sàng 24/7.

- Với VPS, bạn không được đảm bảo lượng tài nguyên phần cứng mà bạn trả tiền, vì những người khác trong cùng một nốt VPS có thể sử dụng qua tài nguyên của bạn. Điều này không hề xảy ra với Cloud Server, bạn có được nguồn tài nguyên đảm bảo và luôn sẵn sàng khi bạn cần.

- Ở VPS khi cần mở rộng hay thu hẹp tài nguyên phải tiến hành nâng cấp máy chủ vật lý tạo ra VPS, rất mất thời gian và chỉ mở rộng một lượng nhất định. Với Cloud Server bạn còn có thể thoải mái điều chỉnh cấu hình của Cloud Server bất kỳ lúc nào.
- VPS ảo hóa từ một máy chủ vật lý nên cách thức vận hành và năng suất không đạt được như mong muốn của người dùng. Cloud server hình thành từ một hạ tầng ảo hóa được xây dựng từ các công nghệ hàng đầu của Cisco, Netapp, Vmware…đảm bảo về cách thức vận hành, tốc độ xử lý nhanh và cho năng suất tối đa.

VPS là gì? VPS được dùng để làm gì?


VPS vốn rất quen thuộc với các nhà phát triển web, thiết kế web, webmaster, phát triển game, lập trình... Tuy nhiên việc sử dụng VPS chất lượng cao hay VPS Free không hề đơn giản như sử dụng shared hosting, mà nó đòi hỏi những hiểu biết và kỹ thuật nhất định, tương tự như quản lý một máy chủ (Thuê máy chủ riêng).

Vậy, VPS là gì?

VPS (Virtual Private Server) là dạng máy chủ ảo được tạo ra bằn

g phương pháp phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ khác nhau có tính năng tương tự như máy chủ riêng (dedicated server), chạy dưới dạng chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý ban đầu đó. Mỗi VPS là một hệ thống hoàn toàn riêng biệt, có một phần CPU riêng, dung lượng RAM riêng, dung lượng ổ HDD riêng, địa chỉ IP riêng và hệ điều hành riêng, người dùng có toàn quyền quản lý root và có thể restart lại hệ thống bất cứ lúc nào.


VPS được dùng để làm gì?

Ngày nay VPS được sử dụng rất rộng rãi trong doanh nghiệp lẫn những mô hình kinh doanh nhỏ lẻ. Nhưng thường thì VPS được sử dụng cho các nhu cầu sau:
- Máy chủ game (game server).
- Lưu trữ website đa dịch vụ (website bán hàng, website thương mại điện tử, các diễn đàn, các trang web có lượng truy cập lớn...)
- Phát triển platform.
- Máy chủ cho hệ thống email doanh nghiệp.
- Chạy các chương trình truyền thông trực tiếp.
- Tạo các môi trường ảo để lập trình, phân tích virus, nghiên cứu...
- Lưu trữ các dữ liệu: tài liệu, hình ảnh, video...

Nhược điểm của VPS?

- Hoạt động của VPS bị ảnh hưởng bởi hoạt động và độ ổn định của máy chủ vật lý tạo ra VPS.
- Việc sử dụng chung máy chủ vật lý khiến VPS của bạn bị phụ thuộc.
- Tốn thời gian và chi phí để nâng cấp tài nguyên và cũng không thể mở rộng nhiều.
- Cách thức vận hành và năng suất hoạt động của VPS không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Lên lịch dành ra một khoảng thời gian để xử lý và sắp xếp email


Bạn gặp lỗi gián đoạn bao nhiêu lần mỗi ngày? Rất khó để hoàn thành công việc nếu liên tục có lỗi gián đoạn từ điện thoại, mọi người ghé qua văn phòng hay chat với đồng nghiệp. Vậy nên bạn hãy dành ra một khoảng thời gian để xử lý và sắp xếp email.

Rất nhiều email message yêu cầu người dùng đưa ra quyết định. Quyết định tốt nhất yêu cầu phải có sự tập trung mà tập trung lại cần người dùng phải chú ý liên tục. Hãy thiết lập một khoảng thời gian nào đó mỗi ngày để xử lý email để bạn có thể làm gọn hòm thư. Tất nhiên, người dùng có thể quét email trong ngày để tìm ra email có yêu cầu quan trọng.




Hãy đặt cho mình một “cuộc hẹn” định kì khoảng một giờ mỗi ngày để xử lý email và đánh dấu khoảng thời gian này là “bận”. Trong suốt một giờ đó, không trả lời điện thoại hoặc bất kì hành động ngắt quãng nào cả và chỉ làm công việc xử lý hòm thư. Bạn cũng có thể tắt âm thanh thông báo mỗi khi có email mới – sẽ khiến bạn sao nhãng. Trong Outlook, kích vào thẻ File → Options. Ở thẻ Mail, dưới Message arrival, bỏ dấu tích ở hộp thoại Play a sound.

Trước tiên, giữ những cuộc hẹn như vậy sẽ giúp bạn có kỷ luật hơn. Theo thời gian, kỷ luật này sẽ trở thành thói quen. Sau khi hoàn thành công việc xóa gọn hòm thư của mình, bạn sẽ thấy giá trị của một giờ đã bỏ.

Microsoft Outlook 2010 sẽ giúp việc thực hiện “cuộc hẹn” email và xử lý hòm thư dễ dàng hơn. Tính năng giúp truy cập ở bất kì nơi nào của Outlook 2010 có nghĩa là bạn không phải ở nhà hay ở văn phòng mới có thể quản lý email hàng ngày mà có thể thực hiện ở bất kì nơi đâu.

Hiển thị Conversation trong Office 2010 cho phép bạn sắp xếp email folder theo ngày và theo hội thoại. Khi chế độ hiển thị Conversation được kích hoạt, các message có chung một chủ đề sẽ xuất hiện như các cuộc hội thoại, có thể hiển thị mở rộng hoặc thu nhỏ, giúp người dùng nhanh chóng xem và đưa ra hành động đối với các message cũng như hoàn thành hội thoại.

Bên cạnh đó, các công cụ tìm kiếm đã được cải tiến trong Office 2010 sẽ giúp bạn dễ dàng rút gọn kết quả tìm kiếm bằng cách sử dụng tiêu chí, ví như từ khóa người gửi hoặc chủ đề hay các thông tin khác, bao gồm cả các bản đính kèm. Thẻ Search Tools bao gồm một tập hợp các bộ lọc có thể tập trung rất hiệu quả vào tìm kiếm của bạn để cách ly những mục tin cần thiết.

Thiết lập một hệ thống email tham khảo đơn giản và hiệu quả


Nếu hòm thư email vượt qua tầm kiểm soát, bạn có thể sẽ phải xem xét lại về những phương pháp sắp xếp email và xóa hòm thư mình đã sử dụng. Phát triển một phương pháp mới để xử lý Inbox có thể giúp bạn có nhiều quyền quản lý hơn, cải thiện thời gian trả lời, theo dõi và hoàn thành đúng hạn các tác vụ.



Bài viết này bao gồm 4 yếu tố chủ yếu có khả năng giúp bạn xử lý email hiệu quả hơn – cả ở nhà lẫn ở công ty. Mặc dù một số công cụ được liệt kê dưới đây dành cho Microsoft Outlook (Outlook 2010, Outlook 2007, và Outlook Web Access), hầu hết các kỹ năng – và thậm chí là phương pháp sắp xếp được nhắc đến – sẽ giúp bạn xử lý email và làm sạch Inbox hiệu quả hơn, ngay cả khi bạn sử dụng các ứng dụng email khác không phải là Outlook.

Bước đầu tiên để tạo một hòm thư gọn gàng là nắm bắt được sự khác biệt giữa thông tin tham khảo và thông tin hành động.

- Thông tin tham khảo - reference information - là thông tin không yêu cầu hoàn thành một hành động; đây là dạng thông tin mà bạn giữ trong trường hợp sau này cần. Thông tin tham khảo được lưu trữ trong hệ thống tham khảo – ví dụ một folder email reference, folder My Documents hoặc một trang mạng cục bộ của công ty bạn.

- Thông tin hành động - action information - là thông tin bạn cần phải hoàn thành một hành động. Thông tin hành động được lưu trữ với hành động, có thể trong danh sách việc cần làm hoặc trong lịch làm việc.

Hầu hết mọi người đều nhận được một lượng thông tin tham khảo khá lớn qua email. Đôi khi chúng chiếm tới một phần 3 số lượng email. Vậy nên việc có một hệ thống có thể dễ dàng truyền các message từ Inbox sang hệ thống email tham khảo là rất quan trọng – một loạt các folder email nơi bạn lưu trữ thông tin tham khảo và xem lại chúng sau này.

Sau khi đã chăm sóc cho thông tin tham khảo, bạn có thể sử dụng 3 bước tiếp theo để quản lý email với những thông tin cần có hành động – thông tin hành động.

Web Hosting là gì?


Web hosting là nơi không gian trên máy chủ có cài dịch vụ Internet như ftp,www, nơi đó bạn có thể chứa nội dung trang web hay dữ liệu trên không gian đó. Lý do bạn phải thuê Web Hosting để chứa nội dung trang web, dịch vụ mail, ftp, vì những máy tính đó luôn có một địa chỉ cố định khi kết nối vào Internet (đó là địa chỉ IP) , còn như nếu bạn truy cập vào Internet như thông thường hiện nay thông qua các IPS (Internet Service Provider - Nhà cung cấp dịch vụ Internet) thì địa chỉ IP trên máy bạn luôn bị thay đổi, do đó dữ liệu trên máy của bạn không thể truy cập được từ những máy khác trên Internet.




- Như vậy, có thể hình dung như sau: Nếu xem website là ngôi nhà, là trụ sở doanh nghiệp, cửa hàng trên Internet, vậy thì Hosting chính là mảnh đất, là mặt bằng để xây dựng trụ sở doanh nghiệp trên Internet, và Tên miền (domain) sẽ là biển hiệu, địa chỉ để mọi người nhớ đến và tìm kiếm.

- Nói tóm lại, nếu bạn chỉ có tên miền (domain) mà không có dịch vụ Web Hosting thì bạn không thể có một trang web được.

Tên miền là gì ? - Domain name là gì?


Như chúng ta đã biết Internet là một mạng máy tính toàn cầu, do hàng nghìn mạng máy tính từ khắp mọi nơi nối lại tạo nên. Khác với cách tổ chức theo các cấp: nội hạt, liên tỉnh, quốc tế của một mạng viễn thông như mạng thoại chẳng hạn, mạng Internet tổ chức chỉ có một cấp, các mạng máy tính dù nhỏ, dù to khi nối vào Internet đều bình đẳng với nhau. Do cách tổ chức như vậy nên trên Internet có cấu trúc địa chỉ, cách đánh địa chỉ đặc biệt, rất khác cách tổ chức địa chỉ của mạng viễn thông.

Địa chỉ Internet (IP) đang được sử dụng hiện tại là (IPv4) có 32 bit chia thành 4 Octet (mỗi Octet có 8 bit, tương đương 1 byte) cách đếm đều từ trái qua phải bít 1 cho đến bít 32, các Octet tách biệt nhau bằng dấu chấm (.) và biểu hiện ở dạng thập phân đầy đủ là 12 chữ số.




Ví dụ một địa chỉ Internet: 146.123.110.224

(Địa chỉ IP tương lai được sử dụng là IPv6 có 128 bit dài gấp 4 lần của IPv4. Version IPv4 có khả năng cung cấp 232 = 4 294 967 296 địa chỉ. Còn Version IPv6 có khả năng cung cấp 2 128 địa chỉ).

Do người sử dụng nhớ được địa chỉ dạng chữ số dài như vậy khi nối mạng là rất khó khăn và vì thế cạnh địa chỉ IP bao giờ cũng có thêm một cái tên mang một ý nghĩa nào đó, dễ nhớ cho người sử dụng đi kèm mà trên Internet gọi là Tên Miền hay Domain Name. Thực tế người sử dụng không cần biết đến địa chỉ IP mà chỉ cần nhớ tên miền là truy nhập được.

Vậy tên miền là một danh từ dịch theo kiểu nghĩa của từng từ một (Word by Word) từ tiếng anh (Domain Name). Thực chất tên miền là sự nhận dạng vị trí của một máy tính trên mạng Internet nói cách khác tên miền là tên của các mạng lưới, tên của các máy chủ trên mạng Internet.

Để bạn dễ hình dung về cách thức tên miền hoạt động, hãy liên tưởng tên miền giống như địa chỉ văn phòng của bạn trong đời sống. Khách hàng không cần nhớ tới tọa độ văn phòng của bạn trên bản đồ là bao nhiêu, chỉ cần nhớ địa chỉ là đủ.

Do tính chất chỉ có 1 và 1 duy nhất trên Internet, bạn không thể đăng ký được Domain Name khi mà người khác đã là chủ sở hữu. Nếu bạn cần đăng ký 1 Domain Name tương ứng với tên doanh nghiệp của bạn trên Internet, hãy kiểm tra và đăng ký ngay lập tức trước khi người khác đăng ký mất tên miền đó của bạn.