Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

NHỮNG GIAO THỨC SỬ DỤNG TRONG HỆ THỐNG MAIL


 Kiến trúc và hoạt động của hệ thống thư điện tử

1 Đường đi của thư

Mỗi một bức thư truyền thống phải đi tới các bưu cục khác nhau trên đường đến với người dùng. Tương tự thư điện tử cũng chuyển từ máy chủ thư điện tử này (mail server) tới máy chủ thư điện tử khác trên internet. Khi thư được chuyển đến đích thì nó được chứa tại hộp thư điện tử tại máy chủ thư điện tử cho đến khi nó được nhận bởi người nhận. Toàn bộ quá trình xử lý chỉ xảy ra trong vài phút, do đó nó cho phép nhanh chóng liên lạc với mọi người trên toàn thế giới một cách nhanh chóng tại bất cứ thời điểm nào dù ngày hay đêm.



2 Gởi, nhận và chuyển thư

Để nhận được thư điện tử bạn cần phải có một tài khoản thư điện tử. Nghĩa là bạn phải có một địa chỉ để nhận thư. Một trong những thuận lợi hơn với thư thông thương là bạn có thể nhận thư điện tử từ bất cứ đâu. Bạn chỉ cần kết nối vào Server thư điện tử để lấy thư về máy tính của mình.

Để gởi được thư bạn cần phải có một kết nối vào internet và truy cập vào máy chủ thư điện tử để chuyển thư đi. Thủ tục tiêu chuẩn được sử dụng để gởi thư là SMTP. Nó được kêt hợp với thủ tục POP và IMAP để lấy thư.

Back up dữ liệu là gì? Local back-up và online back up


Dữ liệu là tài sản quý giá đối với mỗi cá nhân và mỗi doanh nghiệp. Nếu bạn không muốn một hôm đẹp trời nào đó toàn bộ dữ liệu của mình lưu trên máy tính cá nhân, máy tính bảng hay thậm chí điện thoại di động bốc hơi mất vì máy bị hỏng hay mất trộm thì bạn cần phải back-up dữ liệu.



Vậy Back-up dữ liệu là gì?

Back-up dữ liệu có nghĩa là bạn sao chép các dữ liệu trong máy tính (hoặc tablet, smartphone...) của bạn và lưu trữ nó ở một nơi khác, phòng khi máy tính của bạn gặp vấn đề như hỏng ổ cứng, bị nhiễm virus nặng, bị mất máy... Bạn sẽ không lo bị mất dữ liệu trên máy nữa vì bạn có thể backup dữ liệu của mình về từ nơi lưu trữ dự bị.

 Lưu trữ Ceph là gì?

Ceph là giải pháp mã nguồn mở để xây dựng hạ tầng lưu trữ phân tán, ổn định, độ tin cậy và hiệu năng cao, dễ dàng mở rộng. Với hệ thống lưu trữ được điều khiển bằng phần mềm, Ceph cung cấp giải pháp lưu trữ theo đối tượng (Object), khối (Block) và tệp dữ liệu (File) trong một nền tảng đơn nhất. Ceph chạy trên nền tảng điện toán đám mây với các thiết bị phần cứng ổn định và tiên tiến nhất, giúp tiết kiệm chi phí và sử dụng dễ dàng với Linux Kernel.

CÁCH TRUY CẬP MÁY TÍNH ẢO


Cloud Desktop (hay còn gọi là Remote Desktop) của Long Vân sẽ cung cấp cho khách hàng một máy tính cá nhân hoàn chỉnh, kết nối internet tốc độ cao 24/24, có thể truy cập mọi lúc mọi nơi. Dữ liệu khách hàng được bảo mật và back-up hàng ngày.




1. Truy cập vào Remote Desktop đối với Windows 8

Trên thanh taskbar, chọn biểu tượng Start. Tại màn hình tiếp theo, chọn biểu tượng "tìm kiếm" và gõ "remote" và chọn Remote Desktop Connection.


2. Truy cập vào Remote Desktop đối với Windows 7

Chọn biểu tượng Start ở thanh taskbar và gõ "Remote Desktop".

3. Truy cập vào Remote Desktop đối với Windows XP

Chọn biểu tượng Start > All Programs > Accessories > Communication > Remote desktop Connection.


Cung cấp thông tin server để kết nối.

Lưu ý:
Thông tin server bạn có thể cung cấp ở dạng IP: Port (103.27.236.46:2500) hoặc ở dạng tên server: port (clouddesktop01.longvan.net:2500). Port mặc định để kết nối Remote Desktop connection là 3389, để bảo mật hơn thì port này có thể bị đổi thành port khác.

Cung cấp thông tin để đăng nhập vào server, thông tin đăng nhập được cung cấp cho khách hàng sau khi khách hàng đăng ký dịch vụ tại: (Máy chủ ảo - http://longvan.net/)

Bạn cũng có thể chọn cách khác là truy cập vào cloud desktop thông qua trang support.longvan.net
Dịch vụ: Cho thuê máy chủ
Chúc các bạn thành công!

Cloud Desktop?

CLOUD DESKTOP LÀ GÌ?

    Cloud Desktop là một dịch vụ Cloud của Long Vân dành cho các khách hàng doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu máy tính Window chạy trên môi trường điện toán đám mây.

    Nói một cách đơn giản hóa, Cloud Desktop là một chiếc máy tính cá nhân hoàn chỉnh chạy trên nền tảng điện toán đám mây, được trang bị đầy đủ các tính năng lưu trữ, vận hàng của hệ điều hành Windows. Cloud Desktop hoạt động 24/7, luôn luôn kết nối internet tốc độ cao với độ an toàn, bảo mật riêng tư và khả năng tùy biến cấu hình vượt trội, không giới hạn tài nguyên.



Cloud Desktop (hay còn gọi là Remote Desktop) của Long Vân sẽ cung cấp cho khách hàng một máy tính cá nhân hoàn chỉnh, kết nối internet tốc độ cao 24/24, có thể truy cập mọi lúc mọi nơi. Dữ liệu khách hàng được bảo mật và back-up hàng ngày.

Hướng dẫn cách truy cập Máy tính ảo (Cloud Desktop)

Sau khi được Long Vân cung cấp dịch vụ, khách hàng thực hiện việc truy cập vào máy tính ảo của mình theo hướng dẫn sau:

1. Truy cập vào Remote Desktop đối với Windows 8

Trên thanh taskbar, chọn biểu tượng Start. Tại màn hình tiếp theo, chọn biểu tượng "tìm kiếm" và gõ "remote" và chọn Remote Desktop Connection

Cloud Server là sản phẩm thay thế hoàn hảo cho VPS


Cloud Server đem lại nhiều lợi ích hơn Cloud VPS nhờ vào số lượng server sử dụng trong một cụm. Nếu như việc kinh doanh của bạn phụ thuộc nhiều vào nguồn dữ liệu của mình, Cloud Server là giải pháp phù hợp nhất dành cho bạn.




- VPS được khởi tạo và chạy trên một Server vật lý, vì thế khi Server vật lý bị lỗi hoặc vào những giờ cao điểm Server vật lý thường bị treo dẫn đến VPS sẽ tạm ngưng hoạt động. Ở Cloud Server tất cả các thành phần đều được thiết lập dự phòng, và tự động thay thế khi bị hư hỏng đảm bảo hoạt động bình thường nên hệ thống thông tin của bạn luôn an toàn và sẵn sàng 24/7.

- Với VPS, bạn không được đảm bảo lượng tài nguyên phần cứng mà bạn trả tiền, vì những người khác trong cùng một nốt VPS có thể sử dụng qua tài nguyên của bạn. Điều này không hề xảy ra với Cloud Server, bạn có được nguồn tài nguyên đảm bảo và luôn sẵn sàng khi bạn cần.

- Ở VPS khi cần mở rộng hay thu hẹp tài nguyên phải tiến hành nâng cấp máy chủ vật lý tạo ra VPS, rất mất thời gian và chỉ mở rộng một lượng nhất định. Với Cloud Server bạn còn có thể thoải mái điều chỉnh cấu hình của Cloud Server bất kỳ lúc nào.
- VPS ảo hóa từ một máy chủ vật lý nên cách thức vận hành và năng suất không đạt được như mong muốn của người dùng. Cloud server hình thành từ một hạ tầng ảo hóa được xây dựng từ các công nghệ hàng đầu của Cisco, Netapp, Vmware…đảm bảo về cách thức vận hành, tốc độ xử lý nhanh và cho năng suất tối đa.

VPS là gì? VPS được dùng để làm gì?


VPS vốn rất quen thuộc với các nhà phát triển web, thiết kế web, webmaster, phát triển game, lập trình... Tuy nhiên việc sử dụng VPS chất lượng cao hay VPS Free không hề đơn giản như sử dụng shared hosting, mà nó đòi hỏi những hiểu biết và kỹ thuật nhất định, tương tự như quản lý một máy chủ (Thuê máy chủ riêng).

Vậy, VPS là gì?

VPS (Virtual Private Server) là dạng máy chủ ảo được tạo ra bằn

g phương pháp phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ khác nhau có tính năng tương tự như máy chủ riêng (dedicated server), chạy dưới dạng chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý ban đầu đó. Mỗi VPS là một hệ thống hoàn toàn riêng biệt, có một phần CPU riêng, dung lượng RAM riêng, dung lượng ổ HDD riêng, địa chỉ IP riêng và hệ điều hành riêng, người dùng có toàn quyền quản lý root và có thể restart lại hệ thống bất cứ lúc nào.


VPS được dùng để làm gì?

Ngày nay VPS được sử dụng rất rộng rãi trong doanh nghiệp lẫn những mô hình kinh doanh nhỏ lẻ. Nhưng thường thì VPS được sử dụng cho các nhu cầu sau:
- Máy chủ game (game server).
- Lưu trữ website đa dịch vụ (website bán hàng, website thương mại điện tử, các diễn đàn, các trang web có lượng truy cập lớn...)
- Phát triển platform.
- Máy chủ cho hệ thống email doanh nghiệp.
- Chạy các chương trình truyền thông trực tiếp.
- Tạo các môi trường ảo để lập trình, phân tích virus, nghiên cứu...
- Lưu trữ các dữ liệu: tài liệu, hình ảnh, video...

Nhược điểm của VPS?

- Hoạt động của VPS bị ảnh hưởng bởi hoạt động và độ ổn định của máy chủ vật lý tạo ra VPS.
- Việc sử dụng chung máy chủ vật lý khiến VPS của bạn bị phụ thuộc.
- Tốn thời gian và chi phí để nâng cấp tài nguyên và cũng không thể mở rộng nhiều.
- Cách thức vận hành và năng suất hoạt động của VPS không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Lên lịch dành ra một khoảng thời gian để xử lý và sắp xếp email


Bạn gặp lỗi gián đoạn bao nhiêu lần mỗi ngày? Rất khó để hoàn thành công việc nếu liên tục có lỗi gián đoạn từ điện thoại, mọi người ghé qua văn phòng hay chat với đồng nghiệp. Vậy nên bạn hãy dành ra một khoảng thời gian để xử lý và sắp xếp email.

Rất nhiều email message yêu cầu người dùng đưa ra quyết định. Quyết định tốt nhất yêu cầu phải có sự tập trung mà tập trung lại cần người dùng phải chú ý liên tục. Hãy thiết lập một khoảng thời gian nào đó mỗi ngày để xử lý email để bạn có thể làm gọn hòm thư. Tất nhiên, người dùng có thể quét email trong ngày để tìm ra email có yêu cầu quan trọng.




Hãy đặt cho mình một “cuộc hẹn” định kì khoảng một giờ mỗi ngày để xử lý email và đánh dấu khoảng thời gian này là “bận”. Trong suốt một giờ đó, không trả lời điện thoại hoặc bất kì hành động ngắt quãng nào cả và chỉ làm công việc xử lý hòm thư. Bạn cũng có thể tắt âm thanh thông báo mỗi khi có email mới – sẽ khiến bạn sao nhãng. Trong Outlook, kích vào thẻ File → Options. Ở thẻ Mail, dưới Message arrival, bỏ dấu tích ở hộp thoại Play a sound.

Trước tiên, giữ những cuộc hẹn như vậy sẽ giúp bạn có kỷ luật hơn. Theo thời gian, kỷ luật này sẽ trở thành thói quen. Sau khi hoàn thành công việc xóa gọn hòm thư của mình, bạn sẽ thấy giá trị của một giờ đã bỏ.

Microsoft Outlook 2010 sẽ giúp việc thực hiện “cuộc hẹn” email và xử lý hòm thư dễ dàng hơn. Tính năng giúp truy cập ở bất kì nơi nào của Outlook 2010 có nghĩa là bạn không phải ở nhà hay ở văn phòng mới có thể quản lý email hàng ngày mà có thể thực hiện ở bất kì nơi đâu.

Hiển thị Conversation trong Office 2010 cho phép bạn sắp xếp email folder theo ngày và theo hội thoại. Khi chế độ hiển thị Conversation được kích hoạt, các message có chung một chủ đề sẽ xuất hiện như các cuộc hội thoại, có thể hiển thị mở rộng hoặc thu nhỏ, giúp người dùng nhanh chóng xem và đưa ra hành động đối với các message cũng như hoàn thành hội thoại.

Bên cạnh đó, các công cụ tìm kiếm đã được cải tiến trong Office 2010 sẽ giúp bạn dễ dàng rút gọn kết quả tìm kiếm bằng cách sử dụng tiêu chí, ví như từ khóa người gửi hoặc chủ đề hay các thông tin khác, bao gồm cả các bản đính kèm. Thẻ Search Tools bao gồm một tập hợp các bộ lọc có thể tập trung rất hiệu quả vào tìm kiếm của bạn để cách ly những mục tin cần thiết.

Thiết lập một hệ thống email tham khảo đơn giản và hiệu quả


Nếu hòm thư email vượt qua tầm kiểm soát, bạn có thể sẽ phải xem xét lại về những phương pháp sắp xếp email và xóa hòm thư mình đã sử dụng. Phát triển một phương pháp mới để xử lý Inbox có thể giúp bạn có nhiều quyền quản lý hơn, cải thiện thời gian trả lời, theo dõi và hoàn thành đúng hạn các tác vụ.



Bài viết này bao gồm 4 yếu tố chủ yếu có khả năng giúp bạn xử lý email hiệu quả hơn – cả ở nhà lẫn ở công ty. Mặc dù một số công cụ được liệt kê dưới đây dành cho Microsoft Outlook (Outlook 2010, Outlook 2007, và Outlook Web Access), hầu hết các kỹ năng – và thậm chí là phương pháp sắp xếp được nhắc đến – sẽ giúp bạn xử lý email và làm sạch Inbox hiệu quả hơn, ngay cả khi bạn sử dụng các ứng dụng email khác không phải là Outlook.

Bước đầu tiên để tạo một hòm thư gọn gàng là nắm bắt được sự khác biệt giữa thông tin tham khảo và thông tin hành động.

- Thông tin tham khảo - reference information - là thông tin không yêu cầu hoàn thành một hành động; đây là dạng thông tin mà bạn giữ trong trường hợp sau này cần. Thông tin tham khảo được lưu trữ trong hệ thống tham khảo – ví dụ một folder email reference, folder My Documents hoặc một trang mạng cục bộ của công ty bạn.

- Thông tin hành động - action information - là thông tin bạn cần phải hoàn thành một hành động. Thông tin hành động được lưu trữ với hành động, có thể trong danh sách việc cần làm hoặc trong lịch làm việc.

Hầu hết mọi người đều nhận được một lượng thông tin tham khảo khá lớn qua email. Đôi khi chúng chiếm tới một phần 3 số lượng email. Vậy nên việc có một hệ thống có thể dễ dàng truyền các message từ Inbox sang hệ thống email tham khảo là rất quan trọng – một loạt các folder email nơi bạn lưu trữ thông tin tham khảo và xem lại chúng sau này.

Sau khi đã chăm sóc cho thông tin tham khảo, bạn có thể sử dụng 3 bước tiếp theo để quản lý email với những thông tin cần có hành động – thông tin hành động.

Web Hosting là gì?


Web hosting là nơi không gian trên máy chủ có cài dịch vụ Internet như ftp,www, nơi đó bạn có thể chứa nội dung trang web hay dữ liệu trên không gian đó. Lý do bạn phải thuê Web Hosting để chứa nội dung trang web, dịch vụ mail, ftp, vì những máy tính đó luôn có một địa chỉ cố định khi kết nối vào Internet (đó là địa chỉ IP) , còn như nếu bạn truy cập vào Internet như thông thường hiện nay thông qua các IPS (Internet Service Provider - Nhà cung cấp dịch vụ Internet) thì địa chỉ IP trên máy bạn luôn bị thay đổi, do đó dữ liệu trên máy của bạn không thể truy cập được từ những máy khác trên Internet.




- Như vậy, có thể hình dung như sau: Nếu xem website là ngôi nhà, là trụ sở doanh nghiệp, cửa hàng trên Internet, vậy thì Hosting chính là mảnh đất, là mặt bằng để xây dựng trụ sở doanh nghiệp trên Internet, và Tên miền (domain) sẽ là biển hiệu, địa chỉ để mọi người nhớ đến và tìm kiếm.

- Nói tóm lại, nếu bạn chỉ có tên miền (domain) mà không có dịch vụ Web Hosting thì bạn không thể có một trang web được.

Tên miền là gì ? - Domain name là gì?


Như chúng ta đã biết Internet là một mạng máy tính toàn cầu, do hàng nghìn mạng máy tính từ khắp mọi nơi nối lại tạo nên. Khác với cách tổ chức theo các cấp: nội hạt, liên tỉnh, quốc tế của một mạng viễn thông như mạng thoại chẳng hạn, mạng Internet tổ chức chỉ có một cấp, các mạng máy tính dù nhỏ, dù to khi nối vào Internet đều bình đẳng với nhau. Do cách tổ chức như vậy nên trên Internet có cấu trúc địa chỉ, cách đánh địa chỉ đặc biệt, rất khác cách tổ chức địa chỉ của mạng viễn thông.

Địa chỉ Internet (IP) đang được sử dụng hiện tại là (IPv4) có 32 bit chia thành 4 Octet (mỗi Octet có 8 bit, tương đương 1 byte) cách đếm đều từ trái qua phải bít 1 cho đến bít 32, các Octet tách biệt nhau bằng dấu chấm (.) và biểu hiện ở dạng thập phân đầy đủ là 12 chữ số.




Ví dụ một địa chỉ Internet: 146.123.110.224

(Địa chỉ IP tương lai được sử dụng là IPv6 có 128 bit dài gấp 4 lần của IPv4. Version IPv4 có khả năng cung cấp 232 = 4 294 967 296 địa chỉ. Còn Version IPv6 có khả năng cung cấp 2 128 địa chỉ).

Do người sử dụng nhớ được địa chỉ dạng chữ số dài như vậy khi nối mạng là rất khó khăn và vì thế cạnh địa chỉ IP bao giờ cũng có thêm một cái tên mang một ý nghĩa nào đó, dễ nhớ cho người sử dụng đi kèm mà trên Internet gọi là Tên Miền hay Domain Name. Thực tế người sử dụng không cần biết đến địa chỉ IP mà chỉ cần nhớ tên miền là truy nhập được.

Vậy tên miền là một danh từ dịch theo kiểu nghĩa của từng từ một (Word by Word) từ tiếng anh (Domain Name). Thực chất tên miền là sự nhận dạng vị trí của một máy tính trên mạng Internet nói cách khác tên miền là tên của các mạng lưới, tên của các máy chủ trên mạng Internet.

Để bạn dễ hình dung về cách thức tên miền hoạt động, hãy liên tưởng tên miền giống như địa chỉ văn phòng của bạn trong đời sống. Khách hàng không cần nhớ tới tọa độ văn phòng của bạn trên bản đồ là bao nhiêu, chỉ cần nhớ địa chỉ là đủ.

Do tính chất chỉ có 1 và 1 duy nhất trên Internet, bạn không thể đăng ký được Domain Name khi mà người khác đã là chủ sở hữu. Nếu bạn cần đăng ký 1 Domain Name tương ứng với tên doanh nghiệp của bạn trên Internet, hãy kiểm tra và đăng ký ngay lập tức trước khi người khác đăng ký mất tên miền đó của bạn.